Nói đến văn hóa ẩm thực của người Hà Nội, những người am hiểu thì chắc chắn sẽ nói đến cốm như một điều vô cùng tự nhiên. Cốm là của riêng người Hà Nội, là một món ăn vặt rất “độc” được lưu giữ từ bao đời nay rồi. Chẳng biết từ bao giờ, bánh cốm Hà Nội đã trở thành một trong các món đặc sản vô cùng ý nghĩa của người dân thủ đô. Không còn phải chờ đợi đến mỗi mùa thu nữa, cốm Hà Nội bây giờ đã được làm khô và bày bán quanh năm.
Cốm Vòng – chuyện từ những ngày xa xưa
Từ xưa, các cụ nhà ta đã có câu:
“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn”
Theo các bậc cao niên kể lại, cốm làng Vòng bắt đầu từ cách đây cả ngàn năm. Một hôm khi sữa lúa bắt đầu đọng hình, cây lúa uốn câu thì chợt trời mưa bão tầm tã. Đê vỡ, nước sông tràn vào, nhấn chìm đồng ruộng trong nước sâu. Khắp nơi mất mùa, đi kém rập rình, than khóc vang trời. Những người không nỡ để công sức bao tháng ngày của mình bị đổ hết đi, họ liền ra các ruộng lúa đã ngã rạp. Mò lấy những bông lúa non, về đem rang khô ăn dần chống đói.
Thật may là cái thành phẩm có phần bất đắc dĩ đó. Không những cứu nạn cả làng mà còn có vị rất hấp dẫn, ngọt ngọt, dẻo dẻo lại thơm lạ thơm lùng. Vì thế, mỗi năm khi lúa bắt đầu tròn hạt. Người dân làng Vòng lại cắt lúa về để ăn lai rai cho vui miệng.
Cốm Vòng Hà Nội là thể hiện cái chất thanh lịch, đậm đà bản sắc người Hà Nội. Mỗi du khách đến với Hà Nội khi thu về đều thích thú thưởng thức món cốm gạo xanh thắm, thơm ngon mùi gạo non. Ở Hà Nội thì làng Vòng là một làng nghề làm cốm nổi tiếng khắp vùng. Cốm được đánh giá là ngon phải đạt được điều kiện nhất định. Phải mềm, tơi và hạt cốm phải mỏng như lá me là loại ngon nhất.
Mùa cốm về trên Hà Nội
Để làm được ra hạt cốm ngon. Người làm cốm phải trải qua nhiều giai đoạn, từ việc lựa chọn nguyên liệu. Lúa non gặt về phải chế biến luôn trong ngày thì mới đảm bảo được chất lượng của cốm. Sau khi tách hạt, công đoạn khó khăn tiếp theo. Và phải đòi hỏi kinh nghiệm và kĩ thuật chuyên nghiệp mới có thể làm tốt đó là giang hạt cốm. Làm sao cho hạt cốm không bị giòn khi sữa cốm cô lại và vỏ chỉ kịp róc trấu. Mỗi lần làm được như vậy cũng phải mất tới hơn 2h đồng hồ.
Khi giã cốm làm sao giá cho hạt cốm thật mỏng. Theo như người làm cốm lâu năm nhận xét thì cốm giã ra càng mỏng, càng tơi thì càng chất lượng. Nếu cốm vón cục, là do người làm cốm cho quá nhiều nước. Hoặc người bán cốm cố tình cho nhiều nước để tăng cân nặng. Cũng không phụ công người làm cốm, với sự vất vả và kiên trì đó đã đem lại cho cốm Hà Nội một hương vị riêng biệt hấp dẫn bất cứ ai dù chỉ là thử qua một lần. Những du khách nước ngoài đều tấm tắc khen và cố tìm để thưởng thức mỗi khi có dịp.
Món ngon từ hạt cốm Hà Nội
Cốm – đặc sản Hà Nội không chỉ được ăn luôn mà nó còn được chế biến ra thành nhiều món ăn ngon khác như: Xôi cốm, chè cốm, các món hầm với cốm, món chiên cùng cốm, bánh cốm. Đặc biệt là bánh phu thê loại bánh nổi tiếng thường dùng trong các đám hỏi cưới của người dân Việt.
Ngày nay, xã hội càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Chúng ta có điều kiện được thưởng thức nhiều món ăn ngon hơn. Thật đáng tiếc nếu trong những ngày thu ta không nghe thấy những tiếng rao bán cốm trên mỗi con phố Hà Nội. Bên trong những gánh hàng ấy là cốm – một “món quà của lúa non”.
Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.