Nhà Lê sơ là giai đoạn đầu của chế độ quân chủ Hậu Lê. Đây là thời kỳ chế độ quân chủ tuyệt đối trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao phát triển cũng như suy tàn. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh. Ông đổi tên là Giao Chỉ (交 阯), có từ thời nhà Minh, đổi tên là Đại Việt (大 越), quốc hiệu có từ thời Lý Thánh Tông.
Thời Lê sơ có 10 vị hoàng đế thuộc 6 đời. Đây là thời kỳ các hoàng đế nhà Lê nắm mọi quyền hành. Cũng là thời kỳ vàng son, vĩ đại của chế độ phong kiến Việt Nam. Dưới thời Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và đặc biệt là dưới thời Lê Thái Tông. Xã hội ổn định và thịnh vượng nhanh chóng sau chiến tranh trước đó. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ để các bạn hiểu rõ hơn về những di sản thời Lê của cha ông chúng ta để lại
Thời Lê Sơ
Thời Lê Sơ trị vì đất nước ta trong vòng 100 năm (1428-1527). Trải qua 10 đời vua, bao gồm: – Lê Thái Tổ (1428-1433) – Lê Thái Tông (1434-1442) – Lê Nhân Tông (1443-1459) – Lê Thánh Tông (1460-1497) – Lê Hiến Tông (1497-1504) – Lê Túc Tông (1504) – Lê Uy Mục (1505-1509) – Lê Tương Dực (1510-1516) – Lê Chiêu Tông (1516-1522) – Lê Cung Hoàng (1522-1527).

Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ
Viện Nghiên cứu Kinh thành tổ chức tọa đàm “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ”. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành Bùi Minh Trí cho biết. Các cuộc khai quật ở khu vực trục trung tâm và khu vực điện Kính Thiên trong nhiều năm qua đã có nhiều phát hiện mới. Cung cấp thêm nhiều tư liệu khoa học quan trọng cho những hiểu biết về diện mạo, quy mô của các công trình kiến trúc và quy hoạch không gian kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long. Đặc biệt là về kiến trúc thời Lê sơ và thời Lê Trung hưng.
Phát hiện quan trọng nhất về kiến trúc thời Lê sơ. Đó là dấu tích nền móng của kiến trúc hành lang. Các loại cấu kiện gỗ sơn son thếp vàng và số lượng lớn các loại ngói lợp mái cung điện có men màu vàng và men màu xanh lục.
Giải mã hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam trong những thời đại trước
Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý, Trần trong Hoàng cung Thăng Long nhiều năm qua. Đặc biệt là dựa vào kết quả nghiên cứu, phân loại chỉnh lý các loại hình vật liệu kiến trúc thời Lê sơ. Kết hợp với kết quả nghiên cứu so sánh với di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) và kiến trúc cung điện cổ ở châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh thành đã nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc điện Kính Thiên về: Các loại ngói và hình thái bộ má. Hình thái bộ khung giá đỡ mái; Hình thái kiến trúc điện Kính Thiên.
Theo PGS.TS Bùi Minh Trí, như công trình nghiên cứu trước đã công bố, thành tựu nghiên cứu giải mã thành công về hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý. Chính là những phát hiện quan trọng về đấu củng và kiến trúc đấu củng. Từ đây, những nghiên cứu giải mã về hình thái kiến trúc được triển khai nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố tại nhiều hội thảo khoa học quốc tế tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Được các học giả quốc tế đánh giá rất cao.

Những cơ may đối với thời Lê sơ
Đối với thời Lê sơ, chúng ta có những cơ may hơn rất nhiều thời Lý, Trần. Trên đồ gốm thời Lê sơ, may mắn có được những hình vẽ về kiến trúc đấu củng. Được mô tả khá sinh động với nhiều tầng mái. Các cuộc đào xung quanh khu vực điện Kính Thiên cũng đã tìm thấy khá nhiều cấu kiện gỗ. Bao gồm cột, xà, ván sàn và đặc biệt. Trong số đó có một số cấu kiện nằm trong kết cấu của hệ đấu củn. Ví dụ như “bình áng”. Như vậy, tư liệu hiện nay cho thấy. Kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long từ thời Lý, Trần đến thời Lê sơ đều phổ biến là kiến trúc đấu củng.
Đây là phát hiện rất quan trọng được xem là chìa khóa để giải mã về hình thái kiến trúc.
Theo Viện Nghiên cứu Kinh thành. Từ kết quả nghiên cứu giải mã về hệ khung giá đỡ mái nêu trên. Viện Nghiên cứu Kinh thành đã hướng tới một tham vọng lớn hơn. Là vẽ giải tích về hình thái kiến trúc điện Kính Thiên. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi nghiên cứu phục dựng tòa điện quan trọng nhất. Đó chính là diện mạo mặt bằng và quy mô của nó. Bởi lẽ đến nay chúng ta chưa khai quật trong lòng của khu vực thềm điện Kính Thiên. Do đó chưa có thông tin cụ thể và chính xác về kết cấu, quy mô của công trình này.