Phú Thọ không chỉ nổi tiếng với khu di tích lịch sử Đền Hùng mà nơi đây còn ẩn chứa nhiều dấu ấn đặc biệt trong văn hóa dân gian. Một trong những điệu hát cực kỳ nổi tiếng của Phú Thọ đó là hát Xoan. Được ra đời cách đây rất lâu nhưng hát Xoan vẫn được duy trì và trở thành không gian sinh hoạt văn hóa thường xuyên của người dân bản địa. Là một hình thức nghệ thuật dân gian, hát Xoan đã trở thành nét đặc trưng và là niềm tự hào của người Phú Thọ. Nếu như có dịp đến thăm Phú Thọ, bạn nhớ ghé thăm những phường xoan như phường Xoan An Thái, phường Xoan Thét,… để được thưởng thức điệu xoan cổ.
Tổng quan về hát Xoan Phú Thọ
Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ Thần, tương truyền có từ thời các vua Hùng. Thuở xa xưa, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân để đón chào năm mới. Có 3 hình thức hát Xoan: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên.
Theo sử sách ghi lại thì hát Xoan đã tồn tại hơn 2.000 năm. Trên chặng đường dài đó, loại hình nghệ thuật này đã được nhiều người có vị thế và uy tín trong xã hội. Nhiều văn nhân thi sĩ nâng đỡ, tạo điều kiện cho phát triển. Trong đó có phần công lao to lớn của bà Lê Thị Lan Xuân, người được phường Xoan truyền tụng như một ân nhân. Để tỏ lòng biết ơn bà, các phường xuân kiêng tên bà gọi chệch đi là hát Xoan.
Ca nhạc của Xoan là ca nhạc biểu diễn với đầy đủ các dạng thức nhạc hát: hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc; có đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đội ca, hát đa thanh, hát đuổi, hát đan xen, hát có lĩnh xướng và hát đối đáp. Về sắc thái âm nhạc, nhạc Xoan vừa có những giọng nghiêm trang; thong thả vừa có những điệu dồn đuổi khỏe mạnh; lại có những giọng duyên dáng, trữ tình. Trong hát Xoan, múa và hát luôn đi cùng và kết hợp với nhau. Dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca.
Kết cấu của một tiết mục hát Xoan
Các tiết mục múa hát thường theo thứ tự nhất định. Mở đầu là 4 tiết mục có tính nghi thức, mang nội dung khấn nguyện, chúc tụng, xen mô tả sản xuất. Tiếp theo là phần hát cách (còn gọi là quả cách). Trong phần này, ông Trùm hoặc một kép chính giở sách ngân nga 14 bài thơ nôm dài. Với giọng phụ họa của các cô đào đứng ở phía sau. Mỗi tiết mục nối tiếp thường gắn với những động tác và múa. Hoặc hoạt cảnh như: hát gái, bỏ bộ, xin huê, đố huê, đố chữ, gài huê, hát đúm, đánh cá… Sức sống của hát Xoan chính là ở sự kết hợp của loại hình hát lễ nghi với hát giao duyên, tồn tại lâu dài và được nhiều thế hệ yêu thích.
Hát Xoan có kết cấu tổ chức hết sức chặt chẽ. Những người đi hát Xoan thường sống cùng chòm xóm và tổ chức thành phường. Đây là một tổ chức văn nghệ nghiệp dư của những người cùng làng. Phần lớn có quan hệ họ hàng với nhau. Người đứng đầu một phường Xoan (hay họ Xoan) gọi là ông Trùm. Năm 2011, UNESCO đã công nhận hát Xoan Phú Thọ là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Các làn điệu Xoan cổ đều được bắt nguồn từ những làng cổ nằm ở địa bàn trung tâm bộ Văn Lang.
Các phường Xoan cổ ở Phú Thọ
Trên chặng đường dài của lịch sử, Hát Xoan đã được nhiều thế hệ nối tiếp trao truyền; nhiều người có chức sắc; các nhân sĩ trí thức đã nâng đỡ, tạo điều kiện duy trì, phát triển. Do nguồn gốc của Hát Xoan gắn với những câu chuyện truyền thuyết của thời đại Vua Hùng; các làng Xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang. Như: Kim Đái, Phù Đức, Thét (xã Kim Đức), An Thái (xã Phượng Lâu), thành phố Việt Trì. Nên Hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ thuộc tầng sâu của Văn hóa dân gian thời đại bình minh lịch sử dựng nước của dân tộc ta.