Thời điểm tốt nhất để bổ sung trái cây ăn dặm cho bé là từ 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã dần trưởng thành và có thể tiêu hóa một số thức ăn mềm hơn, đồng thời dinh dưỡng trong sữa mẹ lúc này không còn đáp ứng được nhu cầu của bé, cần bổ sung thêm các thức ăn khác. Cho bé ăn trái cây không chỉ tốt cho sức khỏe, bé dễ ăn mà mẹ cũng rất dễ làm. Trái cây rất giàu chất dinh dưỡng và là thành phần không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của bé. Hãy cùng tìm hiểu một số loại trái cây đó qua bài viết dưới đây nhé!
Sử dụng trái bơ làm thức ăn dặm cho trẻ
Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa. Hơn nữa, trái bơ cũng chứa nhiều vitamin A, E, C. Chính vì thế, trái bơ là chọn lựa tuyệt vời cho các bé ở độ tuổi ăn dặm. Cách tốt nhất cho bé ăn bơ là tách lấy thịt trái bơ đã chín, nghiền và say nhuyễn cho bé.
Lưu ý: Có thể trộn thêm sữa tươi, váng sữa, sữa chua hoặc thêm các lại quả như chuối, lê… để tăng độ ngậy và giúp món ăn có vị ngọt dịu dễ cho bé thưởng thức.
Nho rất giàu dinh dưỡng cho bé
Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ. Loại trái cây này có chứa chất flavonoid giúp khỏe tim, tăng cường sức đề kháng, thải độc tố và bảo vệ cơ thể chống lại các cholesterol “xấu”. Vì vậy, các mẹ nên cho trẻ ăn nho ít nhất 1 lần/tuần.
Sử dụng nho nghiền là tốt nhất. Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn, nên mẹ có thể nghiền lẫn vỏ. Khi bé từ 10 tháng tuổi mẹ có thể tách quả nho thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và cho bé tập ăn bốc.
Lưu ý: Nho không gây ra nguy cơ dị ứng nhưng lại tiềm ẩn những nguy hại với trẻ nhỏ bởi đặc tính là nhỏ, tròn dễ bị trôi tuột gây hóc và có thể ngây nghẹt thở nếu trẻ nuốt cả quả.
Bí đỏ giúp bổ máu
Bí đỏ được ví là loại thực phẩm bổ máu tốt nhất cho sức khỏe. Bí đỏ có chứa chất xenlulo, sau khi cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin. Ngoài ra, bí đỏ cũng giàu chất xơ, trộn cùng bột gạo làm món ăn dặm cho bé sẽ có màu rất “bắt mắt”, dễ kích thích thị giác khiến bé thèm ăn hơn. Nếu bé đã quen ăn dặm, có thể trộn bí đỏ với thịt lợn hay thịt gà khi nấu bột (cháo) cho bé.
Lưu ý: Bí đỏ tuy tốt nhưng các mẹ cũng không nên lạm dụng, cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến da có màu vàng chanh. Dù bé có thích món bí đỏ đến mấy thì mẹ cũng không nên cho bé ăn nhiều hơn 1 bữa/ngày.
Chuối có nguồn chất xơ dồi dào
Một trong những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời nhất có trong chuối là kali và chất xơ. Ngoài ra, chuối cũng có hàm lượng vitamin B6, vitamin C và vitamin B2 khá cao. Bởi thế, chuối là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ.
Lưu ý: Chuối có thể gây táo bón khi ăn với số lượng lớn nên mẹ lưu ý cho bé ăn theo số lượng phù hợp với lứa tuổi.
Dứa dồi dào mangan tốt cho xương của trẻ
Dứa rất giàu chất xơ, các enzym kích thích tiêu hóa, canxi và kali. Dứa còn dồi dào mangan – chất cần thiết để xây dựng hệ xương. Vitamin C trong dứa cung cấp cho bé sức đề kháng tốt. Giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Ngoài ra, chất bromelain có trong dứa có tác dụng giúp bé phòng ngừa ho. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại “phớt lờ” loại trái cây này trong thực đơn ăn dặm của bé. Như thế thật đáng tiếc! Hãy cho bé làm quen với loại trái thơm ngon này. Bằng cách ép lấy nước cho bé uống. Hoặc có thể cho bé ăn dứa dạng thái hạt lựu nhỏ, ăn bốc hoặc dứa với khoanh to hơn. Tùy độ tuổi của bé.
Lưu ý: Nếu mua dứa đóng hộp, mẹ cần đảm bảo đó là nhãn hiệu dành riêng cho bé ăn dặm vì dứa đóng hộp bình thường có thể được thêm nhiều đường hóa học – thứ cần tránh trong thực đơn của bé.
Đu đủ giàu Flolate giúp bé tăng đề kháng
Ngoài bơ thì đu đủ cũng là loại trái cây hàng đầu cho các mẹ lựa chọn làm món thơm ngon hấp dẫn cho bé tập ăn dặm. Đu đủ giàu beta-carotene và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B1, B2. Các acid gây men, các khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm. Ngoài ra đu đủ còn giàu Flolate tốt cho bé, giúp bé tăng sức đề kháng. Trogn đu đủ còn chứa enzyme hỗ trợ tiêu hóa và chất xơ hòa tan.
Đu đủ có vị ngon ngọt, các mẹ chọn quả đu đủ chín mềm gọt vỏ bỏ hạt rồi rây mịn. Hoặc có thể trộn với các loại trái cây khác như thanh long, lê, táo, chuối. Hoặc ngũ cốc để thay đổi khẩu vị cho bé.
Lưu ý, đu đủ có tính hàn không nên cho bé ăn lúc lạnh và không ăn hàng ngày dễ khiến bé bị vàng da.