Nghệ thuật chèo được hình thành từ thế kỷ X đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam. Chèo phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của bản sắc dân tộc, không bó hẹp như các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, cải lương, quan họ …Còn Võ Bình Định hay còn gọi là võ Tây Sơn do phát triển các nhánh gắn với phong trào khởi nghĩa của 3 anh em Nguyễn Nhạc.
Đặc sắc nhất là những kỹ thuật kế thừa từ thời Tây Sơn như “Hùng Kê Quyền” của Nguyễn Lữ, “Yến Phi” của Nguyễn Huệ, kỹ thuật đánh trống Tây Sơn. Nay 2 loại hình nghệ thuật này đã được văn phòng chính phủ lập hồ sơ di sản văn hóa tiêu biểu trình UNESCO. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể những thông tin về lập hồ sơ di sản văn hóa tiêu biểu trình UNESCO trong bài viết dưới đây nhé.
Lập hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam trình UNESCO
Ngày 20.10, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 7611/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Về lập hồ sơ các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam trình UNESCO.
Cụ thể, Phó Thủ tướng đồng ý để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai lập Hồ sơ di sản đối với 2 di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng và Võ cổ truyền Bình Định. Trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian của người Việt. Phát triển mạnh và phổ biến ở đồng bằng sông Hồng cùng 2 khu vực lan tỏa. Là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Chèo mang tính quần chúng và thường gắn với các lễ hội dân gian. Nhằm tạ ơn thần thánh phù hộ cho vụ mùa bội thu. Dân làng no ấm và để những người nông dân thường ngày chân lấm tay bùn có thể giao lưu. Cất lên tiếng lòng của mình.
Những làn điệu chèo thường sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa. Kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỷ X đến nay. Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội. Miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân. Ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người. Bên cạnh đó cũng có những vở chèo mang tính hài hước. Phê phán những thói hư, tật xấu, chống lại bất công. Thể hiện tình yêu thương, lòng bao dung, sự tha thứ.
Võ cổ truyền Bình Định
Còn với Võ cổ truyền Bình Định, đây là thể loại võ xuất hiện từ rất sớm,. Đến thời Tây Sơn, vào thế kỷ XVIII thì thể hiện rõ nét. Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ghi danh Võ cổ truyền Bình Định là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Năm 2013, UBND tỉnh Bình Định quyết định thành lập Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định. Nơi giao lưu, trao đổi về các dòng võ cổ truyền. Ngôi nhà chung của các làng võ cổ truyền Bình Định. Bảo trợ trên 100 võ đường võ cổ truyền Bình Định.
Toàn tỉnh Bình Định hiện có hàng nghìn nghệ nhân đang nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định. Thực hành và truyền dạy tại 177 võ đường, câu lạc bộ võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, đã có nhiều võ đường Võ cổ truyền Bình Định được thành lập, thực hành và truyền dạy ở nhiều nước trên thế giới.
2 di sản văn hóa tiêu biểu này nếu hoàn thiện hồ sơ và được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Sẽ góp phần nâng tầm giá trị của những di sản Việt Nam trên trường quốc tế.