Hát Bội là một loại hình nghệ thuật kịch đòi hỏi người diễn phải có kỹ năng diễn xuất thành thạo để lột tả được hành động và trạng thái tâm lý của nhân vật. Kiểu diễn này không đòi hỏi diễn viên phải từ bỏ tính cách để hóa thân vào nhân vật. Hát bọi có thể được xem là một trong những bộ môn nghệ thuật sân khấu được yêu thích từ ngay xưa cho đến bây giờ. Cho đến ngày nay hát bội không mất đi, mà vẫn tồn tại và phát triển như một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ những thông tin về bộ môn hát bội kết hợp với công nghệ để tiếp cận được nhiều khán giả hơn nữa.
Nguồn gốc của nghệ thuật Hát Bội
Nghệ thuật Hát Bội có từ thời Trần (1226 – 1399). Thịnh hành ở khu vực miền Trung. Đặc biệt là Bình Định. Hát Bội là lối hát có tám sân khấu đấu lưng nhau với các kép. Nghệ sĩ tạo thành sân khấu tám mặt, hát chung một tuồng (vở) cùng lúc. Hướng Tây Bắc (thuộc cung Càn, tượng trưng cho Trời) dành cho vua, hoàng thân quốc thích. Cùng với các quan đại thần thưởng lãm. Các cửa sân khấu khác dành cho các hạng tuỳ tùng theo thứ bậc, phẩm hàm và cho thứ dân ai cũng được xem. Bội là gấp lên, nhân lên, để sân khấu trở thành tám tấm gương phản chiếu cuộc đời thực.
Ông tổ của nghề Hát Bội là Đào Duy Từ. Người đặt nền móng cho các tuồng Hát Bội và tổ chức nhiều đoàn hát, đến nay vẫn lưu truyền. Đến cuối thế kỷ XVIII, thêm cây đại thụ của làng Hát Bội là Đào Tấn. Người lập ra Học bộ đình – trường dạy Hát Bội và biểu diễn Hát Bội tại làng Vinh Thạnh. Chủ biên trên 40 vở Hát Bội.
Đưa nghệ thuật Hát Bội lên ichLinks
Với sự hỗ trợ từ Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP.HCM. Cultura Fish đã hoàn thành dự án lưu trữ các kiểu nhân vật Hát Bội điển hình. Sẽ tiến hành đưa nghệ thuật Hát Bội lên ichLinks – nền tảng thông tin về di sản văn hóa phi vật thể tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian tới.
Theo đó, sau khi đạt giải tại Sáng kiến Techcul (TechCul Initiative) do UNESCO tổ chức vào đầu năm 2021, Cultura Fish đã tiếp tục hợp tác với ICHCAP-UNESCO (Trung tâm mạng lưới và thông tin quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á – Thái Bình Dương trực thuộc UNESCO) để phát triển dự án Hát Bội 101. Qua thời gian trao đổi và làm việc với ICHCAP. Cùng với sự gợi ý của chuyên gia, Cultura Fish đã lựa chọn chủ đề Mô hình nhân vật trong nghệ thuật Hát Bội Việt Nam làm chủ đề lưu trữ trên nền tảng ichLinks (www.ichlinks.com). Cultura Fish đã chọn 15 kiểu nhân vật điển hình. Để mô tả (hóa trang, kỹ thuật diễn xuất), lưu trữ (bằng cách chụp ảnh và quay phim).
Kết hợp công nghệ với di sản văn hóa nghệ thuật
Đại diện Cultura Fish cho biết, hy vọng với cách làm này. Khán giả có hứng thú với nghệ thuật Hát Bội. Có thể dễ dàng “coi hát”. Để bước đầu tiếp cận với bộ môn nghệ thuật mang đậm tính dân tộc. Dự kiến, toàn bộ kết quả của dự án sẽ được “trình làng” trên nền tảng ichLinks và website Cultura Fish (www.culturafish.com) vào tháng 12.2021. Với phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh.
Được thành lập từ năm 2020. Hiếu Văn Ngư – Cultura Fish là dự án khơi gợi nét đẹp của nghệ thuật Việt Nam trong lòng khán giả trẻ. Hiếu Văn Ngư là nhóm các bạn đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng cùng chia sẻ sự thương mến đối với các chất liệu nghệ thuật Việt Nam. Dự án Hát Bội 101 giới thiệu nghệ thuật Hát Bội đến khán giả chưa từng tiếp xúc với loại hình nghệ thuật này một cách cởi mở và bài bản. Với sự kết hợp giữa nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, công nghệ và mạng xã hội, Hiếu Văn Ngư cho biết. Mong muốn khán giả có thể tự tin thưởng thức và sáng tạo với các chất liệu từ Hát Bội.