Nhịn ăn là một trong những quy định cần thiết để chuẩn bị trước mọi cuộc phẫu thuật. Đặc biệt, trong phẫu thuật mổ lấy thai, quy định này cần phải được thực hiện nghiêm túc. Bởi vì, đã có trường hợp mẹ bầu ăn uống trước khi mổ và không khai báo dẫn đến các nguy cơ nguy hiểm. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ về mức độ nguy hiểm cũng như tầm quan trọng của việc mẹ bầu nhịn ăn trước khi mổ lấy thai. Hãy cùng theo dõi để hiểu và thực hiện cho đúng nhé!
Cần phải nhịn ăn bao lâu trước khi phẫu thuật?
Nếu bạn đã được lập kế hoạch về một cuộc phẫu thuật sắp tới, các nhân viên y tế thông báo về việc không nên ăn hoặc uống trong 8 đến 12 giờ trước cuộc mổ. Trừ khi bạn vẫn được cho phép uống thuốc vào buổi sáng trước khi phẫu thuật với một vài ngụm nước nhỏ. Quy định không có thức ăn hoặc đồ uống được tiêu thụ trước phẫu thuật thực sự có nghĩa là bạn hoàn toàn không được cho gì vào miệng. Dù chỉ vô tình một miếng ăn nhẹ hoặc thậm chí là một ngụm nước, cuộc mổ của bạn có nguy cơ trì hoãn thêm hoặc bị hủy bỏ.
Tầm quan trọng của việc nhịn ăn trước trước khi phẫu thuật
Tất cả các bệnh nhân mổ lấy thai đều liên quan đến hội chứng dạ dày đầy. Do khi có thai, thai càng to, chèn ép lên dạ dày gây tăng áp lực ổ bụng. Trong trường hợp phẫu thuật dưới 6 tiếng nguy cơ trào ngược cao do phản ứng của thuốc tê, thuốc mê.
Bình thường trong cơ thể mỗi người đều có nắp thanh quản nằm ở ngã tư hầu họng. Khi ta thở thì nắp này sẽ đóng đường thực quản lại. Ngược lại khi ăn hay uống, thì nắp thanh quản sẽ đóng đường thở để tránh thức ăn thức uống trào ngược. Khi mổ nếu gây mê cơ thanh quản sẽ bị liệt tạm thời. Do vậy trong quá trình phẫu thuật, hiện tượng trào ngược dễ xảy ra. Sẽ làm thức ăn ở thực quản sẽ trào ngược vào trong khí quản theo đường ống thở.
Mẹ bầu lỡ ăn uống trước khi mổ lấy thai nguy hiểm như thế nào?
Nguy cơ của trào ngược khi phẫu thuật sẽ dẫn đến viêm phổi hít. Do dịch dạ dày là axit dịch vào phổi sẽ gây bỏng gọi là hội chứng Mendelson. Nếu gặp phải tình trạng này bạn sẽ rơi vào tình trạng rất xấu trong khoảng 30 đến 60 phút sau khi hít thức ăn với số lượng chỉ khoảng 25 ml mà thôi. Các dấu hiệu hay gặp như:
- Tím tái.
- Tim nhịp nhanh.
- Phù phổi.
- Co thắt phế quản.
- Tụt huyết áp.
- Cô đặc máu sau đó là suy tim.
- Tăng áp động mạch phổi.
- Giảm trao đổi khí ở phổi.
- Giảm oxy động mạch.
- Toan chuyển hóa nặng.
- Nhiễm trùng.
- Gây đột tử hay tử vong muộn do biến chứng của phổi.
Mẹ bầu có cần nhịn ăn trước khi mổ nếu mổ gây tê không?
Đối với gây tê thì hiện tượng trào ngược hiếm xảy ra hơn. Nếu có hiện tượng trào ngược thì sản phụ vẫn tỉnh táo, sẽ có phản xạ nuốt xuống nên thức ăn hiếm khi vào đường thở hơn. Tuy nhiên, dù có mổ tê đi chăng nữa, bạn cũng phải nhịn ăn. Nếu cần thiết trong cuộc phẫu thuật phải chuyển từ gây tê sang gây mê thì sẽ không gây nguy hiểm cho bạn. Do đó khi phẫu thuật bác sĩ thường dặn bệnh nhân không ăn uống. Để bao tử phải trống và tránh nguy cơ trào ngược.
Cần phải làm gì khi đã lỡ ăn uống trước cuộc phẫu thuật?
Trong trường hợp nếu có lỡ ăn mà chưa nhịn đói đủ 6 tiếng, bạn phải khai thật cho bác sĩ biết. Nếu ca phẫu thuật của bạn có thể trì hoãn được, bác sĩ sẽ lùi giờ mổ để an toàn cho bạn. Trong trường hợp bạn bắt buộc phải phẫu thuật khẩn cấp vì tim thai suy hoặc có các dấu hiệu bất thường khác của chuyển dạ, thì bác sĩ sẽ đặt ống thông dạ dày cho bạn để tránh trào ngược khi mổ gây các nên biến chứng xấu không mong muốn.
Lời khuyên
Hầu hết mọi người đều ngủ trong toàn thời gian nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ trước khi phẫu thuật. Để chuẩn bị cho các ca mổ được lên lịch tiến hành vào sáng sớm. Do đó, các mẹ bầu nên ngừng ăn vào khoảng đêm tối trước khi phẫu thuật và sau đó không uống bất cứ thứ gì từ khi thức dậy cho đến khi phẫu thuật hoàn tất.
Trên đây là những lưu ý cần thiết cho mẹ bầu khi nhịn ăn trước khi mổ lấy thai. Qua bài này chúng tôi muốn các mẹ bầu phải thật sự hiểu rõ và chú ý đến vấn đề này. Đừng quên chia sẻ bài viết cho các mẹ bầu khác cùng tham khảo nhé!