Dân tộc Tày hay còn có tên gọi khác là Thổ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Cạn, Thái Nguyên,… Nền nông nghiệp của người Tày, Nùng khá phát triển, người Tày sống ở chân núi ven sông, suối nơi có điều kiện canh tác tốt. Văn hóa của người Tày có nhiều nét đặc sắc, gắn với một nền nông nghiệp khá phát triển, nhiều phong tục cổ truyền của hai cộng đồng này gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn được lưu truyền. Trong số có tục lấy nước đầu năm chứa đựng nhiều ý chí, khát vọng mùa màng bội thu của người nông dân. Khám phá phong tục độc đáo này của người dân tộc Tày, Nùng qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Người Tày, Nùng duy trì tục lấy nước đầu năm

Tục lấy nước đầu nguồn đầu năm mới của đồng bào dân tộc Tày, Nùng là một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa. Với quan niệm, nước là khởi nguồn cho mọi sự sống, vạn vật sinh sôi. Thế nên người dân tộc Tày, Nùng duy trì tục độc đáo này. Với mong muốn một năm mới mưa thuận, gió hoà, làm ăn thuận lợi.
Đồng bào dân tộc Tày, Nùng cho rằng, nước cũng như muối, mắm, gạo…, trong những ngày đầu năm những thứ này luôn đầy đủ, thì cả năm đó gia đình sẽ thịnh vượng. Vì vậy, đến nay đồng bào Tày, Nùng vẫn giữ gìn được phong tục lấy nước đầu năm.
Người đi lấy nước thường là chủ nhà, có thể có thêm con hoặc anh em cùng đi. Dụng cụ lấy nước thường là ống bương; hoặc đơn giản là xô, chậu, đòn gánh và gáo tre to để múc nước. Trước khi lấy nước, đồng bào Tày, Nùng làm thủ tục thắp hương ngay vị trí mỏ nước, sau đó lấy nước và đem về nhà. Trên đường về, họ hái một cành lộc mang về.
Ý nghĩa tục lấy nước đầu năm của người Tày, Nùng

Nước đem về từ đầu nguồn, được đồng bào đặt trước bàn thờ. Để báo cáo tổ tiên phù hộ cho mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi. Sau đó, một phần nước sẽ được đun sôi pha trà dâng cúng tổ tiên, còn lại để rửa mặt. Ngày đầu năm mới, được rửa mặt bằng nước suối trong lành, mát mẻ lấy từ mỏ nước đầu nguồn thì gia chủ và các thành viên trong gia đình sẽ nhiều may mắn. Vì vậy, mọi công đoạn lấy nước đầu năm mới được thực hiện cẩn trọng, thành kính. Đem lại cho họ niềm tin vào một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng…
Thực hiện các công đoạn để đi lấy nước đầu năm một cách cẩn trọng; thành kính, đem lại cho người Tày niềm tin vào một năm mới tốt lành. Đó như một liều thuốc tinh thần giúp họ hăng say lao động, vun vén cuộc sống gia đình. Thực hiện các công đoạn để đi lấy nước đầu năm một cách thành kính. Sẽ đem lại cho người Tày, Nùng niềm tin vào một năm mới tốt lành.
Ngày nay, tục lấy nước đầu năm mặc dù vẫn còn được duy trì nhưng đã có nhiều sự thay đổi. Người thực hiện chỉ làm qua loa, có nhiều gia đình không còn giữ phong tục này. Một tục lệ đã có từ rất xa xưa, thể hiện những ước mong về một cuộc sống tốt đẹp. Thể hiện ý thức tôn trọng và yêu quý thiên nhiên của những con người gắn cuộc sống của mình với thiên nhiên đang có nguy cơ mai một.