Trong danh mục các món ăn vặt nổi tiếng của người Sài Gòn thì phá lấu thật sự là một món ngon không thể bỏ qua. Món ngon đã chính thức đi vào ký ức tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ học sinh, sinh viên và các con người mảnh đất tên Bác. Thế nhưng phá lấu Sài Gòn lại là một món ăn đặc sản của người Hoa hay chính xác hơn là của người Tiều (Triều Châu) và theo năm tháng nó đã được lan truyền rộng rãi, qua tay và qua khẩu vị của từng người mà phương pháp chế biến cũng có sự khác biệt đi ít nhiều.
Nguồn gốc của món phá lấu
Từ lâu, phá lấu đã là một món ăn vặt, dân dã mà ngon miệng của người dân Sài Gòn. Phá lấu là món ăn dễ gây nghiện, lần đầu thử có thể thấy bình thường. Nhưng ăn đến lần thứ 2, thứ 3 là “ghiền” và bạn khó lòng quên được.
Theo nhiều nguồn kể lại rằng người Tiều vì sợ không dùng hết các con vật làm thực phẩm. Thế nên họ xẻ tất cả các phần của con vật thành những miếng vừa ăn. Ướp với ngũ vị hương và một số nguyên liệu khác rồi nấu lên ăn dần. Những phần thịt đã được sơ chế và ướp gia vị cẩn thận cũng không sợ hỏng trong một thời gian dài.
Và có lẽ cũng chính nhờ ý nghĩa tiết kiệm ấy mà phá lấu nhanh chóng du nhập đến Việt Nam. Và cực kỳ được các tín đồ ẩm thực cực kỳ ưa chuộng, đặc biệt là ở Sài Gòn. Rồi từ một món ăn dân dã được tạo ra với mục đích “tiết kiệm”. Biết bao nhiêu xe đẩy, gánh hàng và hàng loạt biến tấu của món phá lấu Sài Gòn đã ra đời.
Cái hấp dẫn của món phá lấu nằm ở hậu vị ngọt dịu của nước chấm đi kèm, cái dai dai, sựt sựt của tai heo, đậm đà chút vị béo của những miếng phèo, bao tử,… Chiếc bánh mì phá lấu kẹp chung với hành, dưa leo kèm vị cay nồng của ớt. Cắn vào một miếng là thấy hết ngay hương vị đậm đà của món ăn độc đáo này.
Phá lấu Sài Gòn – món ăn đường phố “ăn là ghiền”
Một chén phá lấu ăn vặt đúng điệu không được quá to. Chỉ bé hơn chén ăn cơm để ăn xong còn thòm thèm, không bị ngán. Lòng bò không cứng, không hôi, bánh mì chấm kèm phải giòn vừa đủ. Đặc biệt, món phá lấu phải dọn kèm nước chấm pha bằng nước mắm và nước me với tí ớt bột.
Món ăn này cũng hấp dẫn bởi thứ nước lèo màu nâu cánh gián sóng sánh. Có hương vị đặc biệt không lẫn vào bất cứ món ăn nào. Gia vị để nấu nồi phá lấu cũng rất cầu kỳ. Gồm ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Còn phần thịt có thể là bất cứ từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử của heo, bò. Nồi phá lấu thường luôn sôi ùng ục và thoang thoảng vị nước dừa.
Phá lấu Sài Gòn phổ biến nhất có phá lấu không, phá lấu mì và phá lấu ăn với bánh mì. Thường thì nếu muốn ăn chơi chơi, ăn cho vui miệng thì người ta nói nên ăn phá lấu không. Bên cạnh bát phá lấu nhỏ; chủ quán sẽ đưa thêm bát đồ chấm nho nhỏ được pha chế rất vừa vặn. Còn nếu cảm thấy chưa no thì bạn hãy ăn với bánh mì hoặc mì. Ngoài ra, còn khá nhiều phiên bản khác như phá lấu chiên, phá lấu xào me, phá lấu bò,…
Chuyên mục ẩm thực 3 miền chúc bạn luôn ngập tràn năng lượng và thưởng thức được nhiều hơn những đặc sản của quê nhà!