Di sản Huế không chỉ là di sản của riêng người Huế mà còn là di sản của Việt Nam và cả thế giới. Quỹ Bảo tồn Di sản Huế được Quốc hội phê duyệt sẽ giúp các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam ở Huế có thêm cơ hội được bảo tồn và phục hồi. Thành lập quỹ bảo tồn di sản Huế là điều rất cần thiết đối với truyền thống của người dân Việt Nam trong quá trình lưu dữ những di sản mà cha ông đã đã xây dựng từ xa xưa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể những thông tin về thành lặp quỹ bảo tồn di sản văn hóa Huế trong bài viết dưới đây nhé.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Những chính sách, cơ chế đặc thù cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét thông qua. Đồng thời dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tới. Sẽ là nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế.
Đó là những chính sách, cơ chế đặc thù về các nội dung: Nguồn thu phí tham quan di tích, Quỹ Bảo tồn di sản Huế, mức dư nợ vay. Sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý. Đáng chú ý là việc thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế.

Theo ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế). Việc thành lập quỹ này xuất phát từ thực tiễn. Đã từng có một số tỉnh, thành ngỏ ý mong muốn được hỗ trợ cho Thừa Thiên Huế một khoản kinh phí cho công tác trùng tu di tích. Nhằm phát huy giá trị di sản Huế; nhưng theo quy định của Luật Ngân sách. Không được dùng ngân sách cấp mình quản lý để hỗ trợ cho ngân sách tỉnh khác.
Kêu gọi nguồn lực từ những cá nhân, tổ chức hỗ trợ cho việc bảo tồn, trùng tu di tích
Lâu nay, TTBTDTCĐ Huế cũng đã kêu gọi nguồn lực từ những cá nhân, tổ chức. Để hỗ trợ cho việc bảo tồn, trùng tu di tích rất nhiều. Nhưng về lâu dài, cần hình thành một quỹ chính thống, quản lý một cách bài bản. Có quy mô quốc gia và hoạt động theo luật định. Và cơ bản nhất là có thể dùng ngân sách của các địa phương. Để hỗ trợ cho Thừa Thiên Huế trùng tu, phát huy giá trị di sản.
“Hệ thống di sản của Huế rất đồ sộ, gồm cả di sản vật thể và phi vật thể, di sản thế giới, di tích quốc gia… Nhu cầu trùng tu di tích rất lớn. Nhưng khả năng cân đối nguồn lực của Thừa Thiên Huế còn khó. Khi có nguồn từ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế. Địa phương sẽ chủ động hơn trong việc trùng tu, bảo tồn di sản. Đặc biệt là xử lý được các tình huống khẩn cấp đối với các công trình di tích đang nguy cấp”, ông Hoàng Việt Trung nhấn mạnh.
Đẩy mạnh hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Ngoài ra, việc thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với việc ngân sách tỉnh được hưởng toàn bộ 100% phí thu từ tham quan di tích cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thống nhất và dự kiến trình tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (dự kiến khai mạc vào ngày 20.10 tới). Nguồn thu từ phí tham quan di tích Huế. Sẽ được dành để chi thường xuyên cho bộ máy hoạt động của TTBTDTCĐ Huế. Còn lại sẽ dành cho công tác bảo tồn, tu bổ di tích.

Trước đó, để đẩy mạnh hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế. Bộ Tài Chính cũng đã có quyết định cho phép bổ sung lịch mở thưởng xổ số kiến thiết truyền thống của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế. Cụ thể, đơn vị này sẽ tăng một kỳ mở thưởng vào Chủ Nhật hàng tuần kể từ ngày 1.1.2022. Thực hiện trong vòng 5 năm ,và nguồn thu từ kỳ mở thưởng bổ sung này. Sẽ giành cho công tác bảo tồn, tu bổ di sản Huế.
Lời kết
Quỹ bảo tồn di sản Huế được tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hỗ trợ. Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Không sử dụng ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế để hỗ trợ quỹ. Nguồn thu của quỹ chỉ dùng để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn. Phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.