• Kinh nghiệm du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Điểm đến du lịch
  • Ẩm thực 3 miền
  • Ẩm thực đường phố
Ẩm Thực
Advertisement
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
No Result
View All Result
Ẩm Thực
No Result
View All Result
Home Văn hóa Việt Nam

Bảo tồn và gìn giữ văn hóa của người Dao ở Nậm Pồ, Điện Biên

Danh Quỳnh by Danh Quỳnh
04/12/2021
in Văn hóa Việt Nam
0
Người Dao
Gìn giữ văn hóa truyền thống của người Dao ở Nậm Pồ, Điện Biên

Gìn giữ văn hóa truyền thống của người Dao ở Nậm Pồ, Điện Biên

Tại Nậm Pồ, Điện Biên, người Dao tập trung sinh sống ở đây với 2 ngành chính là Dao Đỏ và Dao Khâu. Người Dao ở Điện Biên nổi tiếng với lễ cấp sắc và đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng, nổi bật của cộng đồng dân tộc Dao. Trải qua quá trình lâu dài, lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao vẫn được duy trì và quy trình vẫn được giữ nguyên. Thêm vào đó, nét văn hóa của người Dao ở Điện Biên còn chứa đựng nhiều triết lý, điều hay lẽ phải và mang giá trị giáo dục nhân văn sâu sắc. Trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số nét nổi bật trong văn hóa truyền thống của người Dao ở Điện Biên.

Mục Lục

  • Người Dao ở Điện Biên
  • Văn hóa chữ viết và lễ nghi của người Dao
  • Văn hóa trang phục nổi bật của người Dao
  • Âm nhạc và nghệ thuật của người Dao ở Điện Biên

Người Dao ở Điện Biên

Người Dao ở Điện Biên
Người Dao tập trung nhiều ở Nậm Pồ với 2 nhóm là Dao Đỏ và Dao Khâu

Trên mảnh đất sinh sống và định cư nhiều đời, người Dao ở huyện Nậm Pồ (Điện Biên) luôn biết cách gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời hòa nhập và phát triển cùng với các dân tộc khác như Mông, Thái, Khơ-mú… Hiện nay, người Dao ở huyện Nậm Pồ sinh sống tập trung tại các bản: Huổi Sâu (xã Pa Tần), Huổi Cơ Dạo, Sín Chải (xã Nà Hỳ) và Vàng Đán (xã Vàng Đán) với tổng số hơn 350 hộ, trên 2.100 nhân khẩu (chiếm hơn 4% dân số toàn huyện).

Qua kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên năm 2016. Dân tộc Dao bảo tồn và phát huy được nhiều di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu. Như: Lễ cấp sắc, hát giao duyên, Tết nhảy lửa, Lễ cúng cơm mới, phong tục thờ cúng tổ tiên; Lễ đặt tên, Lễ cưới, Lễ tạ ơn bản vương, Lễ thêm đinh, thêm người…

Văn hóa chữ viết và lễ nghi của người Dao

So với các DTTS khác, dân tộc Dao có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Họ sử dụng chữ Hán Dao để thể hiện và lưu giữ nhiều bộ sách cổ; có thể loại, nội dung phong phú từ tâm linh văn hóa; văn nghệ truyền thống đến các văn bản khế ước hoặc có nội dung như sách giáo khoa.

Theo Nghệ nhân Lí Lìn Siểu, bản Sín Chải, xã Nà Hỳ thì hầu hết các cuốn sách mà ông ghi chép và lưu giữ cho đến ngày nay, nội dung đều nói về phong tục tập quán, Lễ cấp sắc, tập tục trong hôn Lễ, những bài hát giao duyên phục vụ văn hóa tinh thần cho bà con trong bản và trong xã. Phong tục từ xưa truyền lại, đàn ông người Dao đến tuổi trưởng thành ai cũng phải trải qua lễ cấp sắc. Kể từ đây mới có tên gọi riêng, được quyền lấy vợ, sinh con; làm nhà và có thể thực hiện những chuyến đi xa.

“Chúng tôi luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình theo truyền thống cha truyền con nối. Bởi vậy bản thân tôi ngoài lưu truyền văn hóa dân tộc. Còn mong muốn lập ra một câu lạc bộ truyền dạy cho các thế hệ con cháu. Để bản sắc dân tộc Dao không mất đi”, ông Siểu cho hay.

Chữ viết của người Dao
Chữ viết của người Dao ở Nậm Pồ

Văn hóa trang phục nổi bật của người Dao

Với người Dao ở Nậm Pồ, nét văn hóa dân tộc dễ dàng nhận thấy nhất chính là sự độc đáo của trang phục truyền thống được thêu, may bởi chính những đôi bàn tay khéo léo của những phụ nữ trong bản. Từ người già đến thanh niên, nam giới hay nữ giới. Ai cũng mặc trang phục truyền thống của dân tộc trong sinh hoạt hằng ngày.

Trang phục phụ nữ Dao khá cầu kỳ với áo váy có nền màu đen chủ đạo. Kèm theo những đường họa tiết bằng chỉ đỏ, trắng, vàng, xanh được thêu tinh tế. Khi diện bộ trang phục lên người, phụ nữ Dao luôn kết hợp cùng với những món đồ trang sức bằng bạc nhằm tôn nên vẻ đẹp độc đáo và nổi bật. Trang phục của nam giới thì đơn giản hơn. Chỉ là quần áo màu đen với hàng cúc cài bằng vải cuốn.

Âm nhạc và nghệ thuật của người Dao ở Điện Biên

Chúng tôi tới nhà Nghệ nhân Chảo Mùi Phẩy (70 tuổi) ở bản Sín Chải, xã Nà Hỳ. Nghệ nhân có đôi mắt tinh tường và đôi tay còn rất linh hoạt. Vẫn miệt mài dạy các điệu múa truyền thống cho nhiều thế hệ phụ nữ trong bản. Nghệ nhân Chảo Mùi Phẩy cho biết, phụ nữ dân tộc Dao ai cũng biết hát; biết múa những bài dân ca dân tộc mình. Thường ngày khi nhàn rỗi, chúng tôi đều tụ họp về đây cùng nhau hát đối dân gian; hát ca dao, tục ngữ của dân tộc, múa các điệu múa truyền thống.

“Tuy không nhớ hết được tên các bài hát của dân tộc nhưng có thể hát trên 20 bài khác nhau. Mỗi khi cất tiếng hát, tất cả phụ nữ trong bản lại cùng hát theo không sai một từ nào. Các bài hát đều nói về cuộc sống, công việc lao động, tình yêu đôi lứa, ca ngợi bản làng; quê hương của người dân tộc Dao”, Nghệ nhân Chảo Mùi Phẩy nói.

Tags: dân tộc Daongười Daovăn hóa Tây Bắcvăn hóa truyền thốngVăn hóa Việt Nam
Previous Post

Độc đáo lễ hội cầu mưa của đồng bào Chăm H’roi ở Bình Định

Next Post

Tái hiện Ngày hội văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Sán Dìu

Danh Quỳnh

Danh Quỳnh

Next Post
Dân tộc Sán Dìu

Tái hiện Ngày hội văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Sán Dìu

Please login to join discussion

Thông Tin Nổi Bật

  • Nhảy sạp

    Đôi nét về điệu nhảy sạp đặc sắc của đồng bào Tây Bắc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bí quyết bảo quản lươn trong tủ lạnh được lâu cực dễ dàng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cốm giót – Loại cốm hảo hạng ít người biết ở đất Hà thành

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn 3 cách làm lồng đèn trung thu đơn giản cho bé

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những điểm khác nhau cơ bản giữa món bò bía và gỏi cuốn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khám phá sự khác nhau giữa nem chua rán và nem chua

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cơm tấm Sài Gòn – Điểm sáng đặc biệt trong ẩm thực Việt

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Mách bạn cách làm cây thông Noel từ bìa cứng, báo cũ, tạp chí cũ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Thưởng thức bánh rang Cát Thành – Đặc sản nổi tiếng Nam Định

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bún bò Huế – Linh hồn tinh túy của ẩm thực vùng đất cố đô

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
  • Du lịch Việt Nam
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by susanhom.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by susanhom.com